Chân tình để lại..

Photobucket

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Nước sông ô nhiễm

Phan Trần    (xướng )

 LÀM SAO CHO “MASH”! 

Oi bức buổi chiều muốn tắm bơi

Sao mà lắm chuyện mệt trong đời

Ra ao lủm chủm e cua kẹp

Đến bãi ì đùng sợ cá xơi

Đồi trọc trông lên  mây mỏng đám

Non cao nhìn xuống nắng đầy trời

Về nhà xối nước pha thêm muối

Quạt máy gió to giống biển khơi…..


*********

Minh Tâm    (họa )


             Nước sông ô nhiễm

                    Nóng quá ra sông muốn  tập bơi

Kênh  đen í ẹ thấy tiêu đời

Lềnh bềnh rác nổi mùi ghê khiếp

Lủm bủm phân trôi cá trực xơi

Ô nhiễm môi trường nhà  lấn rạch

Duy trì sinh thái Sếp kêu trời

Một mai nước sạch không còn nữa

Chuyện  khổ muôn đời sẻ mãi khơi

                        ************

 
       ****************
Nhân xướng họa với PT bài thơ "Quá Nóng" ,PT còm trả lời với tấm ảnh cầu cá tra thường được dân quê ĐBSCL sử dụng , tôi chợt nhớ một  kỷ niệm vui ,ko bao giờ tôi quên đưọc , mà bây giờ có nhắc lại tôi cũng còn rùng mình mà tức cười .
                          

                                        Cha mẹ tôi rời quê hương miền Bắc vào Nam lập nghiệp trước  năm 1942 , anh chị em tôi đươc sanh ra và lớn lên taị đất sài gòn , đã quen nếp sống thị thành , ăn trắng mặc trơn , tôi chưa bao giờ có khái niệm về một vùng quê nào , chưa có một cảm giác êm đềm nào gọi là vương chút  hương  đồng cỏ nội , sống trong gia đình lao động với sự dạy dỗ của cha mẹ , tôi chỉ biết một buổi cắp sách đến trường ,   buổi còn lại là lo việc bếp núc trong gia đình , Mẹ tôi vì đông con nên lao lực ngã bệnh nặng , cha tôi chạy thầy thuốc nhưng ko thuyên giãm , ai bày cách nào ông cũng nghe ,nghe đâu có thầy hay ông cũng tìm đến , có lẽ nhân duyên hướng về đạo pháp của gia đình chúng tôi nên được người quen  hướng dẫn đến phòng thuốc nam từ thiện gần nhà  chẳng bao xa hốt thuốc cho mẹ tôi  , nơi đây là một ngôi nhà cải gia vi tự , chủ nhân am nhỏ nầy mọi người thường gọi là cô Bảy ,trong quá trình điều trị , ngày thì sắc thuốc uống tối tới thời thọ trì cô hướng dẫn chúng tôi  lạy Phật tụng kinh cầu nguyện cho mẹ tôi ,  chưa hốt đầy một tháng thuốc mà mẹ tôi đã khỏe ra  , cũng từ đây gia đình chúng tôi và  gia đình cô  thân thiết hơn , và  chúng tôi thường hay lui tới viếng thăm ông bà (cha mẹ cô ở Ô Môn CầnThơ).

                                 Mẹ tôi mạnh , thì tôi cũng hiểu được chút ít về giáo lý Phật Pháp , tôi phát nguyện trường chay , khổ nỗi càng ăn chay tôi càng phát tướng , chưa đầy đôi mươi mà tôi đã nặng gần 70k
..hiiiiiiiiiii.... ( cho tới bây giờ chỉ số leo lên bàn cân của tôi cũng ko thay đổi ,hổng ai giống tui rùi ) .

                          Một lần  theo cô về quê, suốt một tháng dung dăng , dung dẻ , tận hưởng ko khí trong lành  của miền quê êm ả, lội ruộng , tắm sông  , thật chẳng có gì đáng phàn nàn , tôi chỉ ngại nhât là mỗi lần chột bụng  tìm cái nhà vệ sinh như thành phố thì làm  gì có , nhà nào có nuôi cá tra là làm  nhà cầu lộ thiên ở giửa ao ,bốn bề vừng vách đủ che khi ngồi, trông có sạch sẻ thật ( vì cá thanh toán hết chất thải của người nào ghé nhà VS đó rồi  )nhưng tôi vẫn nhớm gớm làm sao ấy ,hãi nhất là khi bước lên chân cầu nó cứ lắt lư ,lối xóm láng giềng hay ai lở bước mà có chột bụng thì ghé vào , nhất cử lưởng tiện , nhà nuôi cá khỏi tốn tiền thức ăn cho cá mà bán cá cũng có lời .Vườn sau nhà Cô Bảy cũng có lập một ao . Tới ngày tôi cũng hồi hương trở lại thành phố ,phải đón xe 3 giờ khuya  nên tối đó mọi người đều ngủ sớm , chẵng biết buổi chiều tôi ăn gì mà 2h  sáng tôi chột bụng , thức dậy lò dò đi về phía  cầu cá tra , ( lúc đó miền quê chưa có điện )chỉ theo ánh trăng mà đi, ko biết có phải tôi  mắc cái bệnh quáng gà hay sao đó ?ko khi nào đi vững được trong bóng tối mập mờ cho tới tận bây giờ , vào được bên trong là tôi mưng húm , chưa kịp ngồi thì tối nghe " răc, rắc " liên tục , chưa kịp hoàn hồn thì "ùm"  thân " bồ tượng " của tôi nó rơi tòm xuống ao ,nguyên cái nhà cầu chụp trói gọn vào mình tôi rơi theo ,
nước sâu chỉ ngập tới cổ , chui ra được cái thùng " cầu tiêu"tôi chạy một mạch ra bờ sông , ngâm mình tắm cho sạch  (hổng thấy đường , nên chẵng biết có dính phân ko ?) cả nhà thức dậy ko thấy tôi đi tìm tở mở ,ra sông tìm thấy  tôi còn lặn hụp , ba của cô Bảy (tôi gọi là ông ngoại ) ông nói ,:"mầy có điên ko , nửa đêm ra sông tắm : tôi im thích chẵng dám nói gì , cũng ko dám nói cái cầu sập ...hiiiiiiii..., suốt chặn đường ngồi đò đến bến xe CT mà tôi cứ gớm phun nước bọt phèo phèo ...  mặt  thì xanh như tàu lá vì ớn ....


  CẦU CÁ Ở NÔNG THÔN MIỀN NAM                                               


vùng nông thôn miền Nam, bạn dễ dàng gặp hình ảnh cái cầu cá (hình bên). Trong ngôn từ, tiếng Việt và tiếng Ăng-lê, có nơi gọi là cầu cá (fish-pond toilet), có nơi gọi là cầu tõm, cầu lửng, cầu treo (overhung toilet), có nơi gọi là nhà vệ sinh, cầu tiêu, nhà xí, WC, toilet trên sông/kênh (river/canal toilet). Tên gọi cầu cá phổ biến hơn hết ...

Đó là một cái cầu tiêu kiểu tạm bợ gồm một khung che gác trên bốn cây cọc cắm lơ lửng trên ao cá hoặc sông rạch và nối với đất liền bằng một cái cầu nhỏ. Vật liệu làm cầu thì rất đa dạng, kiểu "có gì xài nấy". Cầu và cọc đỡ có thể là một khúc cây gòn sống, các nhánh cây tre tầm vông, hoặc các thanh gỗ hoặc sang hơn là mấy thanh cọc bằng bê tông cốt thép. Còn "nhà cầu" thì thực chất là cái vành che cao vừa đủ, chừng bằng hoặc nhích hơn đầu gối người lớn một chút. "Nhà cầu" có thể là cái thùng phi cắt ngang khoảng 1/3 chiều cao, hoặc bốn tấm ván gỗ hoặc mấy tấm tôn kẽm ghép lại, nghèo hơn thì che chắn bằng lá dừa nước hoặc bất kỳ vất liệu phế thải nào lượm lặt được. Nhà nào sang một chút thì làm thêm mái che phía trên để  che nắng tránh mưa. Cầu cá trông xa xa giống như một nhà sàn nhỏ hoặc một nhà thủy tạ cỏn con, không có sàn đáy...

 Dễ dàng và đơn giản, người đi cầu cứ việc bước qua cầu dẫn, ngồi vào nhà cầu và cứ tự nhiên ngồi cầu lơ lửng trên không trung và vô tư xả xuống cầu các chất thải trong người xuống "thể giới dưới chân mình". Phía dưới ao, người dân thường nuôi cá vồ, cá tra, cá trê phi,... để chúng "tận dụng" chất thải người và qua một quá trình biến đổi sinh học - hoá học phức tạp (mà còn lâu các nhà khoa học làm được) thành một dạng chất đạm, chất béo mới trong cơ thể sống của chúng. Người đi cầu có thể ngồi ngắm mây trời thoáng đãng, hít cái không khi thôn dã, đọc nhật báo hoặc ngó xuống đàn cá tranh nhau các thứ "rơi rớt" của mình. Xả xong "bầu tâm sự", người ta chỉ việc nhẹ nhàng đi ra mà không phải bận tâm dội cầu cho sạch gì cả. Bạn nên mặc quần rộng và nhẹ khi đi cầu cá ...

Có lẽ không sao biết được ai là người đầu tiên phát minh ra kiểu nhà cầu này. Thật ra, cầu cá là một bước tiếp nối các kiểu "cầu tõm" trên sông và trên thuyền ghe. Dân Việt mình trong quá trình Nam tiến, cứ đi dọc theo chiều dài đất nước, dừng chân lại ở những nơi có nguồn nước, bờ biển, dòng suối, cửa sông,... Phương tiện đi xuống miền Nam chủ yếu là ghe xuồng, sống trên ghe, ăn uống, sinh hoạt trên ghe và cũng thải xuống nước từ chiếc ghe xuồng của mình. Khi lên bờ làm nhà định cư, dân mình vẫn còn mang theo tập quán đó... mà làm nên cái cầu cá. Chữ "cầu" dùng lập đi lập lại... Một số nhà văn, nhà báo còn coi đi cầu cá như một đặc thù văn hóa sông nước Nam bộ ...

Miền Nam Việt Nam với hệ thống sông rạch chằng chịt như một mạng nhện. Cây cầu là "cơ sở hạ tầng" đầu tiên để kết nối các bờ kênh, bến nước, cù lao. Tên gọi "cầu khỉ" rất hay và gợi hình. Mấy ông Tây du lịch tỏ ra thích thú với cái tên Monkey bridge này. Cây cầu chỉ là các thanh tre, nhánh cây đơn sơ gát ngang qua hai bờ, các thanh cầu tựa trên các cọc chống chông chênh. Người đi qua cầu không khéo lọt xuống nước dễ dàng. Có nơi kỹ lưỡng người ta thêm một tay vịn, còn không thì cứ như đi xiếc thăng bằng trên một thanh tre nhỏ hơn nhiều so với bề ngang của bàn chân. Ai càng sợ, đi càng chậm thì càng dễ bị rớt xuống nước. Đi qua cầu phải đi nhanh, chấp chới một chút rồi phóng ào qua, đi cầu như "khỉ" chuyền cành là vậy. Nếu cẩn thận thì nên đi sao cho các bàn chân nằm ngang, thay vì dọc, gần gần vuông góc với thanh cây, các mũi chân hướng ra hai bên bên ngoài, bàn chân này chéo góc với bàn chân kia,... Cầu tre lắt lẻo, gập ghềnh khó đi ...

Hỏi, sao bà con thích xài cầu cá quá vậy? Ai nấy đều cười, giải thích gọn lại như thế này, thứ nhất là phần đông nông dân đều nghèo, nhà ở không đủ chắc chắn, con cái không đủ tiền học thì lấy đâu có đủ tiền để mua vật liệu làm một nhà cầu hợp vệ sinh, thứ hai là họ ưa sự tự do thoáng mát, ít ai chịu nhốt mình trong bốn bức vách chật hẹp hôi hám và ruồi bọ, thứ ba là coi việc nuôi cá để "xử lý chất thải người" như là một nguồn thu nhập phụ mà ít đầu tư vốn, thứ tư là loại cầu này không cần phải dội nước nhiêu khê, và cuối cùng một số người xem chỗ đi cầu là nơi "gặp gỡ, giao lưu" nói chuyện với người cùng xóm hoặc là nơi thư giãn, xem cá tranh ăn,...

 Khá nhiều chuyện buồn cười quay quanh cái cầu cá. Xuống nông thôn công tác, chiều chiều rảnh chuyện, khề khà lai rai, một cái ly rượu xoay tua với mấy bác và mấy anh nông dân, bắt chuyện cầu cá, ai cũng xem đó là bình thường, tự nhiên. Có ông có hứng chí tuyên bố, ở đời sướng nhất là ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật, nay cần bổ sung thêm, lãnh lương Mỹ và ... ỉa hầm cá "dồ" Việt Nam. Chuyện khác, có một đoàn ca sĩ xuống một vùng nông thôn nọ diễn, trong đoàn có một cô ca sĩ "sao" đang lên, cô này bữa trước ăn uống sao đó, bụng dạ không ổn, bí chỗ mới chạy đến một cầu cá vồ bên đường. Trẻ con, đàn bà hay biết, kéo đến bu coi "ngôi sao ngồi ỉa" đông nghẹt. Cô này hoảng hốt, muốn đứng dậy nhưng kẹt nỗi cô đang vận chiếc quần Jean chật cứng, đứng lên thì ... khó kín. Ngặt quá, cô phải móc điện thoại di động gọi mấy người trong đoàn đến tiếp cứu, nhờ người đem tấm khăn lớn che kín cho cô này đứng dậy... kéo quần. Một chuyện nữa, mấy thầy cô giáo trẻ xuống nông thôn dạy học, sáng sớm phải giải quyết vấn đề vệ sinh. Dù không hẹn nhau nhưng cả cô lẫn thầy đều gặp nhau một chỗ ngoài cầu cá. Mấy thầy, mấy cô sượng sùng ngồi quay mặt ra đường, học trò đi ngang qua, em nào cũng vòng tay cúi đầu: "Chào thầy ạ!", "Chào cô ạ!", còn mấy phụ huynh đi qua thì tự nhiên: "Ông thầy khoẻ chớ?", "Cô giáo dậy sớm dữ ha?" làm thật sự mấy cô thì đỏ mặt, mấy thầy lúng túng. Nhưng sau đó quen dần, cái e thẹn, mắc cỡ cũng bớt đi vì ai trong làng cũng thấy bình thường... Đất nước mở cửa, nông thôn có ít nhiều đổi thay, điện - đường - trường - trạm được xây lắp, một số nhà nông dân khá hơn nhưng cái cầu cá vẫn là cái cầu cá. Trẻ con Việt kiều, các ông Tây bà đầm lạ lắm với thứ cá dưới cầu. Họ không quen kiểu ngồi xổm như dân quê. Có ông Tây đi thử, vừa ngồi kiểu lom khom, vừa cười khùng khục, rồi mở máy chụp hình chụp lia lịa mấy con Catfish của Việt Nam. Chẳng may cầu đột ngột gãy, có lẽ chịu không nổi cái thân hình sêm sêm 180 pounds, ông này té sụp xuống ao cá, la khóc ầm ĩ: "Help..., Help me!!!". Mấy đám con nít, thanh niên theo coi, vội vàng kéo ổng lóp ngóp lội vô bờ, cả quần áo, giấy tờ, máy ảnh,... đều ướt bẩn và hôi hám. Ông Tây này miệng cứ só rì, só rì liên tục rồi thanh kiu mấy đứa nhỏ giúp ổng lên bờ, dẫn đến lu nước bên hông nhà dội rửa áo quần chân tay. Dù hơi xót bụng vì lu nước mưa dành cho ăn uống mà ông Tây không biết cứ tự nhiên xối rửa, các bà già quê Nam bộ vẫn dễ dãi, còn chép miệng: "Tội nghiệp ... cái thằng Tây, ở bển đang sướng, qua đây đi cầu cá làm chi cho khổ vậy?". Đám sồn sồn mấy bà vừa kể chuyện, vừa vạch áo cho con bú tí, vừa ôm bụng cười, có biết ổng hét lên cái gì đâu?, "Té xuống hầm Cá dồ mà cứ la Heo Heo hoài !!!"...

Lê Anh Tuấn

Bộ môn Kỹ thuật Môi trường và Tài nguyên nước

Khoa Công nghệ, trường Đại học Cần Thơ

5 nhận xét:

  1. Sống trên sông nước phải giỏi bơi
    Để không lo lắng cái chuyện đời
    Lỡ sông lỡ suối cơn nước lũ
    Không phải làm mồi lũ cá xơi.
    Thuở xưa sông lắm tôm đầy cá
    Giờ đây vắng lặng, chớ trách trời
    Chẵng chịu giữ gìn, nên ô nhiễm
    Phải đồng tâm, chớ chống chọi khơi.

    Trả lờiXóa
  2. Khẩu khí làm thơ tiểu đệ cũng lẹ làng , đáng nể nha , tỷ lúc rày bận rộn ít vào blog nhưng vui nhứt là đệ vẫn ghé thăm tỷ đó , ngày mới luôn vui khỏe nha tiểu đệ .

    Trả lờiXóa
  3. chào chị , chị lúc rày đã hưởn chưa ?

    Trả lờiXóa
  4. Đâu dám múa rìu qua mắt thợ đâu sư tỷ ơi!

    Trả lờiXóa