Chân tình để lại..

Photobucket

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

yahooblog

TITLE: Mùa Vu Lan nhớ về Mẹ!
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 09/03/2012 10:01 pm
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:
TAG:
-----
BODY:



Vất vã một đời mẹ của con

Thân gầy kiên định dẫu suy mòn

Lưng phơi nắng đổ nài cơm áo

Gối mỏi chân xiêu mãi dạ son
Trẻ ấm đông về thân chịu lạnh

Cháu an giấc ngủ bụng vui tròn

Vu lan khẩn thiết lòng cầu nguyện

Nhớ đấng sanh thành dạ héo hon

                               MT

-----
--------
TITLE: Tội là gì?
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 09/03/2012 09:55 pm
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Ánh sáng Phật Pháp
TAG:
-----
BODY:
             Trên thế gian này, chúng ta từng chứng kiến các cảnh phiền não khổ đau, nhiều hơn là bình yên vui sướng. Ngay trong cuộc đời của chúng ta, những sự bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện, cũng nhiều hơn những việc vui vẻ, vừa ý, toại nguyện. Cho nên, nhận định cuộc đời "khổ nhiều vui ít", đó là sự thực rõ ràng, nhưng trong chúng ta ít người dám mạnh dạn nhìn nhận. Con người vì mãi mê đấu tranh, vật lộn với cuộc sống hằng ngày, nên không có thời giờ để suy tư, tìm hiểu.


Có người không muốn nhìn nhận sự thực đó, tự kỷ ám thị, tự lừa dối mình, cho rằng cuộc đời là vui đẹp, là đáng hưởng thụ, với mục đích tạm quên đi những đau khổ, bất hạnh trong cuộc sống, không biết ngày mai mình sẽ ra sao, không biết làm sao cho đời bớt khổ, cho đời hết khổ.

Khi gặp hoàn cảnh khổ đau, khi có điều bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện, con người chỉ biết than trời trách đất, hoặc trách cứ tổ tiên, trách cứ ông bà cha mẹ, ăn ở bất nhơn thất đức, cho nên cháu con mới ra nông nổi này!

Ðôi khi, có người chỉ biết đặt niềm tin nơi đấng thiêng liêng nào đó, để cầu nguyện, van xin, khấn vái cho được tai qua nạn khỏi, cho được bình an, mà không chịu tìm hiểu hư thực, không chịu tìm hiểu Chân Lý, không chịu học hỏi Chánh Pháp, cho nên những người biết lợi dụng lòng mê tín dị đoan dễ gạt gẫm, dễ lợi dụng, dễ sai khiến, hậu quả khó mà lường trước được.

Thường thường khi thấy người nào gặp hoàn cảnh không may, gặp điều bất hạnh, bất như ý, đau khổ hoặc ngộ nạn, có người xúc động, tỏ lòng thương xót, thốt lên: "Tội nghiệp quá!". Ðiều này có nghĩa là khi ở trong trạng thái "tâm bình thường", con người ai cũng có sẵn "tâm từ bi bác ái", thấy người đau khổ thì động lòng trắc ẩn, xót thương.

Cũng trong trường hợp đó, người khác lại nói: Ðáng đời chưa! Gieo gió thì gặt bảo! Làm tội thì phải đền tội! Cũng có người nói: Nghiệp của họ nặng quá, nên họ mới khổ nạn như vậy! Hoặc có người khác nói: Trời phạt họ đó! Những sự suy nghĩ như vậy do tập quán, thói quen mà thốt nên lời.

Vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu:
Tội là gì? Nghiệp là gì? Tội báo là gì? Nghiệp báo là gì?
Làm gì mà phải "tội nghiệp"? Làm sao cho hết "tội nghiệp"?
Làm sao "dừng nghiệp và chuyển nghiệp"?

Theo luật nhân quả, chúng ta biết rằng: "gieo nhân nào thì gặt quả nấy". Thí dụ như gieo nhân là hạt cam, chúng ta sẽ được cây cam và gặt quả cam. Khoa học đã thí nghiệm và chứng minh điều này rõ ràng, không có gì đáng nghi ngờ cả. Nghĩa là làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão, có lửa có khói, sinh sự sự sinh.

Tuy nhiên, cũng có thắc mắc: Tại sao có người gieo thật nhiều gió mà chẳng thấy họ gặt bão, hay nói cách khác, những người đó làm nhiều điều bất thiện, gây nhiều tội ác, mà tại sao họ vẫn bình yên, an ổn, ăn nên làm ra, sống trong cảnh giàu có sung sướng? Trái lại, có người làm thật nhiều việc phước thiện phước đức, như bố thí cúng dường, hùn công góp của ấn tống kinh sách, quyên góp cho các hội từ thiện, xây cất chùa chiền, lập nhà thương trường học, đắp đường xây cầu, mà tại sao chẳng thấy phước báo đâu, chỉ thấy quả báo xấu, gặp nhiều nạn tai, gặp nhiều điều bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện?

Chúng ta biết rằng: có những hạt giống gieo trồng, thì gặt được quả sớm, nhưng cũng có những hạt giống gieo trồng xong, phải đợi một thời gian sau, hay một thời gian lâu sau, mới gặt được quả. Cũng vậy, có những việc chúng ta làm đời trước, đời này mới nhận kết quả hay hậu quả. Có những việc chúng ta làm đời này, đời sau mới có kết quả hay hậu quả. Do làm ác đời trước, nên con người gặp khổ đau đời này, chớ có oán hận, than trời trách đất, bởi lẽ "mình làm mình chịu", không có ông trời nào, thượng đế nào trừng phạt mình, một cách tùy tiện, một cách vô căn cứ cả.

Chúng ta thường có tánh đổ thừa kẻ khác, kể cả ông bà cha mẹ, đã tạo nghiệp, rồi cháu con phải lãnh hậu quả, chứ không bao giờ chịu nhìn nhận "chính mình đã làm", đã gây ra những lỗi lầm trong kiếp trước, cho nên kiếp này "chính mình gánh chịu".

Còn những việc phước thiện, phước đức mình làm trong đời này, vì quá ít quá nhỏ, chưa kịp có kết quả. Hoặc đôi khi việc phước thiện, phước đức đã có kết quả, đã làm cho nhẹ bớt đi những nạn tai, mà mình phải gánh chịu, chỉ tại mình không biết đó thôi. Nếu không biết làm những việc thiện tạo phước báu như thế, để bù đắp những tội lỗi đã gây ra trước kia, con người có thể đã gặp nhiều phiền não khổ đau hơn, nhiều tai nạn nặng nề hơn. Nếu việc phước thiện đã làm nhiều hơn tội lỗi đã tạo, chắc chắn con người được hưởng sự sung sướng, sự may mắn. Nghĩa là sự sung sướng, sự may mắn do phước báo chính mình đã tạo ra, từ nhiều kiếp trước hay kiếp này, chứ không do ông trời, hay thượng đế nào thương mình, mà ban cho cả.

Như vậy, chúng ta phải hiểu luật nhân quả được áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Cũng có những quả báo nhãn tiền, tức là kết quả hay hậu quả có ngay trước mắt, gieo nhân đời này, gặt quả cũng trong đời này. Thí dụ như ăn trộm thì bị bắt, ở dơ thì sanh bệnh, làm biếng thì nghèo khó, đánh người thì người đánh, hại người thì người hại, kiện thưa thì tốn tiền, tiết kiệm thì có dư, chăm học thì đỗ đạt, siêng năng, chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại, nếu không thành công thì cũng thành nhân.

Chúng ta thữ nghĩ xem: Tội là gì?

Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình. Tội lỗi cũng do sự sai khiến, xúi giục, chỉ dẫn, bày cách cho người khác làm, thi hành, thực hiện những điều bất thiện, những việc ác. Tội lỗi cũng do sự vui mừng, tán đồng, khen ngợi, khi thấy kẻ khác làm những điều bất thiện, những việc ác.

Nghĩa là: "Nhược tự tác, nhược giáo tha tác, kiến tác tùy hỷ", đều tội lỗi như nhau. Tại sao vậy? Bởi vì chính mình làm, chỉ bảo người khác làm, hay thấy người khác làm mà vui theo, những điều bất thiện, những việc ác, thì tâm của chúng ta đều bị náo động, đều bị hoen ố, đều ghi nhận chủng tử sanh tử luân hồi như nhau.

Ðạo Phật luôn luôn chú trọng đến "tâm", chính là cái "thực tướng" bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm của con người, chứ không quan trọng đến cái giả tướng khác biệt bên ngoài của mỗi người. Cái giả tướng khác biệt đó chỉ là cái thân tứ đại sanh diệt, nay còn mai mất, chúng ta đang mượn tạm, trong kiếp sống này mà thôi. Bởi vậy cho nên, đọc kinh điển của đạo Phật, muốn hiểu được pháp vô lượng nghĩa, pháp vô thượng thậm thâm vi diệu, chúng ta hãy tìm hiểu qua lăng kính của một chữ, đó là chữ: "TÂM".
Chư Tổ có dạy:
"Tâm tức Phật, Phật tức Tâm", chính là nghĩa đó vậy.

Ðức Phật là bậc vô thượng y vương, vô thượng dược vương chuyên trị "tâm bệnh" của tất cả chúng sanh, chứ không phải "thân bệnh". Ðức Phật hiểu rõ tâm bệnh của tất cả chúng sanh, vì sao con người trôi lăn trong sanh tử luân hồi, cho nên Ðức Phật chỉ dẫn con đường thoát ly sanh tử luân hồi. Ðó mới chính là trọng tâm cốt yếu của đạo Phật.
Sách có câu:
"Tướng tự tâm sanh, tướng tùng tâm diệt".

Bất cứ ai giải quyết được tâm bệnh, thì thân bệnh có còn gì đáng nói nữa đâu. Cái thân tứ đại giả tạm này chỉ có tuổi thọ một trăm năm hay hơn chút đỉnh là nhiều. Còn cái tâm bất sanh diệt của tất cả mỗi chúng ta có tuổi thọ vô lượng mà Ðức Phật đã chỉ bày trong các kinh điển thì ít người hiểu thấu!

Người nào chỉ hiểu kinh điển nhà Phật qua nghĩa đen: cầu bình an, cầu siêu sanh, là những người chỉ đứng bên ngoài cổng rào, chứ chưa vào được đến trong sân chùa, nói chi đến ngưỡng cửa nhà Phật. Người nào chỉ hiểu đạo Phật qua các hình thức cúng kiến, lễ nghi thường thấy, là người chưa hiểu đạo Phật là gì cả!

Thậm chí, có người đến với đạo Phật, vì muốn cầu gì được nấy, muốn vạn sự như ý, muốn tùy tâm mãn nguyện, muốn buôn may bán đắt, muốn nhất bổn vạn lợi, muốn thi đâu đậu đó, muốn sở cầu như nguyện, muốn tình duyên may mắn, muốn đủ thứ chuyện trên trần đời, thì than ôi, đạo Phật còn gì là Phật đạo nữa! Thật đáng thương xót! Thật đáng "tội nghiệp" lắm thay!
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật có dạy:
"Nhất thiết duy tâm tạo".

Nghĩa là chúng ta nên biết tội lỗi nặng hay nhẹ tùy theo tâm trạng, tâm tánh của con người khi tạo tác. Thí dụ như một người nghèo khó đi câu con cá, để ăn qua ngày, tội nhẹ hơn người no đủ, đi câu con cá vì thú vui. Con người vì si mê nên cảm thấy vui thích trên sinh mạng của chúng sanh! Khi xưa, những người có quyền thế, xem việc giết người, giết dân chúng hay giết tù nhân, như thú vui tiêu khiển. Ngày nay, ở các nước gọi là văn minh, con người xem việc săn bắn thú vật như là môn thể thao, coi cảnh đấu bò giết bò như là trò giải trí!

Thật đáng "tội nghiệp" lắm thay! Con người đang hưởng phước ở các xứ văn minh, lại tìm cách tạo tội tạo nghiệp vì vô minh. Một người giết một con thú dữ để tự vệ trong hoàn cảnh sợ hãi, tội nhẹ hơn một đứa bé tay cầm cây cầm roi, thi đua với các đứa bé khác, đánh đập một con gà, rụng lông tơi tả, máu đổ dầm dề, cho đến chết, một cách nhanh nhứt, để được khen thưởng, để được lãnh giải, trong cuộc thi do người lớn tổ chức!

Dĩ nhiên, kẻ chủ tâm cố ý giết người vì tư thù, vì quyền lợi, tội nặng hơn kẻ sát nhân trong cơn điên loạn, hãi hùng hay vô ý thức. Kẻ giết con vật lớn như trâu bò, tội nặng hơn kẻ giết côn trùng, con gián, con kiến. Giết người, giết con vật lớn, con vật có nhiều linh tánh hơn, tức nhiên, kẻ giết phải có chủ ý, dụng tâm, dụng công, dụng sức nhiều hơn, nên tội nặng hơn. Giết côn trùng, con gián, con kiến không do cố ý, không do thích thú, bởi vì con người không thể sống chung với những sinh vật này được, theo phép vệ sinh chung của xã hội, nên nhẹ tội hơn. Tuy nhiên, tìm giết vô cớ con gián, con kiến ngoài đồng, ngoài đường lại là chuyện khác.

Việc trộm cắp cũng vậy. Người trộm cắp vì nghèo túng, phải giúp gia đình qua cơn đói khổ, vì tạm thời, không còn phương cách nào khác, tội nhẹ hơn một kẻ cố ý chủ tâm dùng thủ đoạn, dùng luật pháp, để chiếm đoạt tài sản, sang đoạt bản quyền của người khác, thưa kiện người khác với mục đích kiếm tiền, muốn mình sung sướng, làm giàu nhanh chóng, người khác thì đau khổ vì sạt nghiệp!

Việc nói dối để an ủi, giúp đỡ tinh thần người đang bị bệnh, người đang khổ đau, khủng hoảng, sợ hãi, không thể đem so sánh với việc nói dối để gạt gẫm người khác vì ích kỷ, vì tư lợi, vì thù oán hại người, vì muốn kết bè kết đảng.

Càng tệ hại hơn nữa vì tự ái, vì tự lợi, vì danh dự hão, vì chính nghĩa cuội, vì công lý một chiều, vì lẽ phải phiến diện, vì mê tín dị đoan, vì quá khích, có người đặt điều vu cáo vu khống, phỉ báng mạ lỵ người khác, lộng giả thành chơn, nước lã khuấy nên hồ, để ám hại người khác, viết bài đả kích, khen mình khinh người, lôi kéo phe phái, thì những người đó làm sao tránh khỏi luật nhân quả, làm sao thoát khỏi "lưới trời" lồng lộng, tuy thưa mà không lọt, tuy không thấy mà chẳng sai chạy! Trong nhà Phật, "lưới trời" đó chính là "quả báo" con người phải lãnh, vì các việc đã làm, đã nói, đã nghĩ, trước đây.

Chúng ta thường nghe nói đến chữ "nghiệp" trong cuộc sống hằng ngày, cũng như trong đạo Phật, như là: nghề nghiệp, tội nghiệp, nghiệp báo, nghiệp chướng, nghiệp nhân, nghiệp quả.
Vậy chúng ta thử tìm hiểu: "Nghiệp" là gì?

Nghiệp là thói quen hành động, nói năng hay suy nghĩ hằng ngày của chúng ta trong cuộc sống, trong khi làm việc, trong khi giao tiếp, ở tại nhà, ở tại sở làm hay bất cứ nơi đâu.

Nghĩa là: nghiệp do thân hành động, khẩu nói năng và ý suy nghĩ, nên thường được gọi là tam nghiệp: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

Theo nguyên tắc, có hai loại nghiệp: thiện và bất thiện. Tuy nhiên, khi nói đến chữ "nghiệp", người ta thường nghĩ đến những nghiệp ác hay nghiệp bất thiện.

1) "Thân nghiệp" là những thói quen hành động, do thân tạo tác hằng ngày. Có người luôn luôn thích giúp đỡ kẻ khác, làm việc phước thiện, làm việc xã hội. Có người luôn luôn thích đi chùa, lễ Phật, tụng kinh, đi nhà thờ xem lễ, cầu nguyện. Cũng có người luôn luôn thích đánh nhau, đánh đập súc vật, giết hại sinh mạng chúng sanh, chơi đấu bò, đi câu cá, đi săn bắn, như thú vui tiêu khiển. Có người luôn luôn thích hút thuốc, uống rượu, bài bạc. Có người luôn luôn thích việc trộm vặt dù họ không túng thiếu. Có người luôn luôn thích kiện tụng, thích xúi người khác thưa kiện để thủ lợi. Có người luôn luôn thích hăm dọa người khác, theo thói chưa đậu ông nghè đã đe làng tổng, họ gửi bài đăng báo, tòa báo không đăng nguyên văn, sửa bản thảo, họ bảo xin lỗi, viết thư dọa làm con kiến đi kiện củ khoai!

2) "Khẩu nghiệp" là những điều mình thường nói ra hằng ngày, có khi ngọt ngào dễ nghe, có khi chanh chua chát khế, kinh khủng khiếp luôn!
Cổ nhơn có dạy:
Lời nói chẳng mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Có người luôn luôn thích nói chuyện đạo lý, chuyện ích lợi cho người. Có người luôn luôn thích thuyết pháp, tụng kinh, niệm Phật. Có người luôn luôn thích an ủi, khuyên lơn, đem sự an ổn tâm thần đến cho người khác. Có người luôn luôn nói lời hòa nhã, êm ái, dịu dàng, ai ai cũng thích nghe, thích gặp mặt, thích trò chuyện.

Ðó là những người lựa lời mà nói cho người an vui, và đang tu theo hạnh Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát, hay tu theo hạnh Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát.

Cũng có người luôn luôn thích nói suốt ngày, không biết mệt, không ngừng nghỉ. Có người luôn luôn thích nói chuyện thị phi, chuyện thiên hạ, chuyện phải quấy, chuyện hơn thua, chuyện tranh chấp, chuyện kiện tụng, chuyện thưa gửi, chuyện phiền não, chuyện khổ đau. Có người luôn luôn thích văng tục, chửi thề, bới móc người khác, kê tủ đứng vào miệng người khác, móc họng cho người ói ra, mỗi khi khai khẩu, mỗi khi mở miệng. Có người thốt xong một lời, người nghe phải đi xức dầu cù là, hoặc uống thuốc nhức đầu, thậm chí ngất xỉu, hay giã từ luôn cõi đời. Có người thốt xong một lời, người khác phải đi tù, gia đình xào xáo, vợ chồng chia ly, lục đục, cãi vã, nghi ngờ lẫn nhau, tiêu tan hạnh phúc.

Bởi vậy, chúng ta mới biết khẩu nghiệp nặng nề biết bao, lời nói độc hại đến chừng nào, lời nói có khả năng hại người còn hơn vũ khí. Ðó là lời nói của những kẻ "lựa lời mà nói cho người giết nhau", hoặc là những kẻ "lựa lời mà nói cho người tiêu luôn"!

Những người biết tu tâm dưỡng tánh rất dè dặt với khẩu nghiệp, không dám phát ngôn bừa bãi, luôn luôn nhớ lời cổ nhơn dạy: "Lời nói là bạc, im lặng là vàng". Có người bèn áp dụng tu pháp môn "tịnh khẩu", suốt ngày không muốn nói bất cứ chuyện gì, với bất cứ ai. Tuy nhiên, bên ngoài phẳng lặng, mà trong lòng dậy sóng, thì cũng như không! Có khi nói năng để truyền bá Chánh Pháp, lời nói đầy pháp vị, nói lời chuyên chở đạo lý. Có khi sự im lặng cũng đúng Chánh Pháp, cũng đượm nhuần đạo lý.
Cổ nhơn có dạy: "Ngữ ngôn đạo đoạn".

Nghĩa là còn phải dùng lời nói, thì không thể diễn tả được đạo lý một cách tột cùng, khi lên tiếng thì đạo mất rồi. Người hiểu đạo là người có tâm cảm thông sâu sắc, không cần dùng lời nói, có thể thấu hiểu mọi sự mọi việc một cách dễ dàng, không có gì ngăn ngại.

Trong kinh sách có câu: "Ðạo cảm ứng giao nan tư nghì" chính là nghĩa đó vậy.
Cũng có câu: "Ðạo bổn vô ngôn".

Nghĩa là gốc của đạo không thể dùng lời lẽ của thế gian mà diễn tả được. Ðạo là chỗ cứu kính tuyệt đối bất khả tư nghì, đạo cảm thông không thể nghĩ bàn được. Ðó chính là chỗ im lặng của Cư sĩ Duy Ma Cật thời Ðức Phật còn tại thế, đó chính là sự lặng thinh của Nhị Tổ Huệ Khả, khi trình kiến giải lên Sơ Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma vậy.

3) "Ý nghiệp" là quan trọng hơn cả. Chính ý nghiệp chủ động điều khiển thân nghiệp và khẩu nghiệp. Tại sao vậy? Bởi vì nếu như tư tưởng luôn luôn có ý nghĩ thế nào thì hành động và lời nói sẽ y theo đó mà ra, không sai khác chút nào. Chính tư tưởng phát xuất ra hành động và lời nói. Thí dụ nếu trong tâm ý chúng ta nghi ngờ người nào ăn cắp đồ, thì từ hành động cho đến lời nói của người đó đều có vẻ khả nghi, đáng ngờ, và hành động cũng như lời nói của chúng ta đều không bình thường đối với người đó.

Thí dụ nếu chúng ta luôn luôn có tư tưởng, có ý nghĩ là kẻ nào ác thì phải bị tiêu diệt, phải bị đọa địa ngục, phải bị trừng phạt nặng nề, cho nên khi có cơ hội, có phương tiện, có quyền hành, có thế lực, chúng ta sẽ dễ dàng mắng chửi, mạt sát, giết hại, trừ khử, thanh toán kẻ đó không chút xót thương, không chút bận tâm! Nghĩ như vậy, nói như vậy, làm như vậy, tâm của chúng ta không từ bi, không bác ái chút nào, và như vậy chúng ta có khác gì kẻ ác kia đâu? Giết người phải đền mạng, có luôn luôn hẳn là lẽ công bằng tuyệt đối chăng, có giúp nạn nhân sống lại chăng, có giúp xã hội an ninh, trật tự chăng, có giúp tình người thêm tốt đẹp chăng? Con người thường nhân danh cái thiện, nhân danh thế thiên hành đạo, để thi hành, thực hiện việc ác, việc trả thù ngay sau đó. Chính vì vậy mà oan oan tương tục không biết đến bao giờ mới dứt được. Thiệt là "tội nghiệp" thay!

Trên thế gian này, sân hận không bao giờ dập tắt sân hận. Duy có tình thương, tâm từ bi mới diệt được tâm sân hận. Ðó là định luật trường cửu.
Cho nên, trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng.
Lấy ân báo oán, oán nghiệp tiêu tan.

Ðây là cách dừng nghiệp và chuyển nghiệp hữu hiệu nhất. Thí dụ vì nghiệp duyên đời trước, có người nào đó khi gặp chúng ta, liền không có cảm tình, không ưa thích, có thái độ thù nghịch, chống đối. Nếu như chúng ta không hiểu luật nhân quả, bèn có thái độ tương ứng đáp lại, thì càng ngày quan hệ giữa chúng ta và người đó càng tệ hại thêm mà thôi. Còn nếu như khi họ gặp hoàn cảnh không may nào đó mà mình có thể giúp được và thực tâm giúp đỡ họ, thì có phải "oán nghiệp" trước đây tiêu tan hay không?

Thí dụ trong gia đình, nếu người cha hay người mẹ, vì tức giận người con đối xử tệ bạc với mình, không như mình mong ước, nên cũng đối xử lạnh lùng, hằn học, bực dọc đáp lại, thì thử hỏi câu chuyện sẽ đi đến đâu, sẽ kết thúc ra sao? Nếu cha mẹ có lòng từ bi, không chấp chặt những điều đó, vẫn thương yêu, chăm sóc người con, như lúc con còn nhỏ dại, thì ít ra còn hy vọng người con chuyển đổi tâm ý, gia đình hòa vui trở lại.

Chuyện này "nói ra thì dễ, làm được mới khó". Nhưng thử hỏi chuyện gì trên đời này mới là chuyện dễ làm đây?



Trích từ: "Tội Nghiệp"
của Tỳ khưu Thích Chân Tuệ
-----
--------
TITLE: An cư kiết hạ !
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 08/17/2012 09:01 am
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:

An cư kiết hạ phủi lòng lo
Tu sĩ an tâm giữ phận trò
Diệu pháp huyền không ngăn hiểm trở
Đạo mầu một lối niệm tròn vo
Di Đà đâu chỉ bao điều xả
Ngũ uẩn ngại gì mảnh chiếu co
Cõi Phật liên đài mong thoát hóa
Vô sanh chứng  ngộ bỏ thân tro

MT
-----
--------
TITLE: Thành tâm sám hối
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 06/03/2012 05:35 am
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Phật học
TAG:
-----
BODY:



Thành tâm sám hối






Bất cứ ai hiện hữu trong
cuộc đời này cũng đều có thể phạm phải những lỗi lầm, sai sót dù ít hay nhiều.
Bởi khi tâm ý mê mờ, thiếu sáng suốt thì mọi hành động, nói năng của ta rất dễ
dàng vấp phải những lầm lỡ, sơ suất gây khổ đau cho bản thân và ảnh hưởng không
tốt đến người khác. Đó là lẽ đương nhiên. Do vậy, thành tâm ăn năn các tội lỗi
mà mình đã tạo ra, và lập nguyện đừng để cho những hành vi sai trái tái diễn là
việc làm đáng được mọi người trân trọng, quý mến và noi theo.

Cau-phat.jpg

Sám hối là
hành động tích cực, hướng tâm về nẻo thiện, không chạy trốn sự thật và khao
khát được sửa đổi bản thân để thăng hoa cuộc sống. Nói cách khác, sám hối là
tẩy sạch các cấu uế tội lỗi giúp cho thân tâm trong sáng, an tịnh và mới mẽ.
Sám là từ bỏ những lỗi lầm mà trước đó chúng ta đã vi phạm. Hối là phát nguyện
từ nay về sau không bao giờ lặp lại các hành vi thiếu ý thức như trước đây và
đồng thời thay đổi cái nhìn tích cực, bao dung hơn đối với muôn loài trong thực
tại. Như vậy, sám hối là việc làm cụ thể,
thiết thực mà mỗi người cần phải thực thi để đem lại lợi ích an vui cho tự thân
và cho cuộc đời này.

Trong thực
tế, có những người mắc phải tội lỗi nặng nề hầu như vô phương cứu chữa. Họ sống
với tâm trạng sợ hãi lo âu, ăn không ngon ngủ chẳng được yên vì những cơn ác mộng
kéo dài. Mặc dù họ có của cải vật chất dư thừa nhưng đời sống thì lại cô đơn
trống vắng vì chẳng có ai muốn đến gần tiếp xúc và chuyện trò. Tuy nhiên, mọi
thứ trên cuộc đời này đều có thể thay đổi, không có gì thực sự cố định cả. Do
đó, đối với những người làm điều bất thiện nhưng họ biết thành tâm ăn năn hối
cải và quyết chí tu hành thì vẫn có thể chuyển hóa được nghiệp xấu ác, trở
thành một con người lương thiện hữu ích cho gia đình và xã hội.

Kinh Trung
bộ II
có đề cập đến sự kiện Đức Thế Tôn hóa độ cho tên sát nhân khét tiếng
Angulimala (Vô Não). Angulimala là tên giết người không gớm tay, sau khi hạ sát
người nào hắn chặt ngón tay để xâu thành một tràng chuỗi và đeo vào cổ.
Angulimala sống đơn độc trong rừng núi, mỗi khi xuất hiện thì dân chúng đều kinh
hãi. Hành động của Angulimala quả thật độc ác, giết hại rất nhiều người, không
một ai có thể chấp nhận và tha thứ. Nhưng có lẽ Angulimala vẫn còn chút phước đức từ nhiều kiếp lâu xa trong quá khứ
nên đã may mắn gặp được Thế Tôn và được Ngài khai thị về ý nghĩa đạo lý làm
người. Nhờ vậy, Angulimala có cơ hội sám hối tội lỗi đã gây tạo và phát nguyện
xuất gia tu hành, sau một thời gian Angulimala chứng được quả vị A-la-hán.

Thế giới ngày
nay cũng có những hạng người điên loạn như thế, họ đi khủng bố khắp nơi, khiến
cho dân chúng cứ mãi phấp phỏng lo âu, sợ hãi. Hiện nay, các nước trên thế giới
ngoài việc đầu tư ngân quỹ để phòng chống bão lụt, động đất, sóng thần liên tục
xảy ra, còn phải hao tốn khá nhiều tiền của vào việc ngăn ngừa nạn khủng bố,
ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu. Thật là xót thương cho những hạng
người mang phải nghiệp chướng nặng nề như thế! Giá mà các vị ấy biết ăn năn,
sám hối tội lỗi như Angulimala, buông bỏ khí giới và quay về nẻo thiện thì nhân
loại sẽ được an bình hạnh phúc biết bao.

“Bao nhiêu
lầm lỗi cũng do tâm


Tâm tịnh
còn đâu dấu lỗi lầm


Sám hối
xong rồi lòng nhẹ nhõm


Ngàn xưa
mây bạc vẫn thong dong”.


Đức Thế Tôn
dạy rằng, có hai hạng người đáng được tán thán khen ngợi là kẻ có trí. “Này
các Tỳ-kheo, có hai loại người có trí. Thế nào là hai? Người có phạm tội là
thấy có phạm tội, và người chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình.
Này các Tỳ-kheo, có hai loại người có trí này”
(Kinh Tăng chi bộ, chương
2, phẩm Người ngu).

Thực chất, trừ các bậc Thánh đã toàn thiện, còn
chúng ta, sống trong đời này không ai tránh khỏi lầm lỗi, vụng dại. Do đó, điều
quan trọng là mỗi người phải tự nhận biết những hành động sai trái của mình đã
gây tạo mà sám hối, chừa bỏ. Nguyện giữ tâm hồn cho trong sáng, dù chỉ một vết
lỗi nhỏ nhặt cũng đừng để vi phạm thì đó chính là hành động của người có trí
tuệ.


“Chớ xem thường lỗi nhỏ

Mà cho là không nguy

Giọt nước nhỏ li ti

Dần dần đầy chum lớn”.

Tuy vậy, có
không ít người vẫn thiếu ý thức về vấn đề này. Người ta không muốn hối lỗi, cầu
tiến mà phó thác cuộc đời của mình cho số phận định đoạt. Khi tạo ra cái nhân
xấu ác thì họ không biết nghĩ đến hậu quả phải trả ở ngày mai. Dù biết rằng,
việc làm ấy hết sức sai trái nhưng họ vẫn cứ mặc nhiên tạo tác ác nghiệp, đến
khi hệ quả khổ đau được hình thành thì người ta lại kêu trời trách đất và đổ
lỗi cho số phận, do trời đã định, v.v… quả thật là mâu thuẫn. Mặt khác, có
những người sám hối theo kiểu van xin cầu nguyện, họ tìm đến những nơi gọi là
“linh thiêng” để cầu khẩn van xin, hoàn toàn nhờ vào tha lực với mục đích mong
muốn được chạy tội. Những hành động mê mờ như thế chỉ tạo thêm cái lỗi lừa dối
chính mình, khiến cho lòng tham muốn ngày càng bành trướng thêm hơn.

Thực ra, sám
hối không phải là việc làm mang tính chất cầu khẩn van xin, mà phải thực sự
thành tâm ăn năn sửa đổi lỗi lầm, biết hổ thẹn với chính mình khi lỡ gây tổn
hại cho kẻ khác. Cụ thể hơn, chúng ta cần phải siêng năng học hỏi đạo lý, để
thấu hiểu lời Phật dạy và thực hành trong mọi lúc mọi nơi. Khi đi đứng, lúc nằm
ngồi, ăn cơm rửa bát, lái xe, quét dọn nhà cửa, kinh hành niệm Phật, v.v… chúng
ta cần phải thường trực chánh niệm tỉnh giác để nhận biết các ý niệm sinh diệt,
đến và đi. Khi tâm hồn tĩnh lặng sáng suốt, ta sẽ phát hiện ra được đâu là ác
pháp sinh khởi và đâu là thiện pháp, để từ đó mỗi lời nói và hành động của ta
đều phát huy đúng mức với lẽ thật, đem lại lợi ích thiết thực cho tự thân và
cho cuộc đời này.

Thiết nghĩ,
là một con người thì ai cũng mong muốn được an vui hạnh phúc và thích người
khác thương yêu, quý trọng mình. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh nghiệp lực đẩy đưa
khiến cho ta lâm vào tình trạng bế tắc nghèo khổ, túng thiếu và bất hạnh. Từ
đó, ta chán ngán sự đời nên bỏ mặc cho số phận định đoạt và cuối cùng trở thành
một con người hư đốn, vô nghĩa. Thực ra, bản chất của cuộc sống vốn dĩ vô
thường; thân tâm và hoàn cảnh đều được thay đổi trong từng giây từng phút.
Chúng luôn luôn thay đổi theo hai chiều hướng khác nhau, một là theo chiều
hướng tiêu cực và thứ hai là tích cực. Nếu ta thường xuyên tiếp xúc với các đối
tượng không lành mạnh thì sẽ đi theo chiều hướng tiêu cực và dĩ nhiên là dẫn
tới khổ đau, hệ lụy. Ngược lại, theo chiều hướng tích cực là ta biết gần gũi và
học hỏi với những người có phẩm chất đạo đức cao đẹp. Và chính vì sự thay đổi
tự nhiên đó, cho nên những người nghèo khổ vẫn có thể giàu sang sung sướng và
kẻ bất nhân, hung tàn cũng có thể trở nên hiền lương đạo đức. Miễn là, ngay
trong hiện tại họ biết khắc phục những lỗi lầm và tiếp xúc với các bậc thiện
tri thức để học hỏi, noi gương thì chắc chắn đời sống của họ sẽ được chuyển đổi
theo hướng đi sáng đẹp.

Để trở thành một con người lương thiện, sống đời hạnh
phúc an vui, chúng ta cần phải thành tâm sám hối về những hành động lầm lỡ của
mình bằng những việc làm cụ thể ngay trong đời sống thường nhật. Vận dụng hết
khả năng của tự thân để làm lợi ích cho cuộc đời bằng cách bố thí tài vật cho
kẻ cơ nhỡ thiếu thốn, cúng dường Tam bảo, hiến tặng niềm vui cho người, v.v… và
vấn đề quan trọng hơn hết chính là sống chánh niệm tỉnh giác trong mỗi giây
phút. Khi ta thực hành phước huệ song tu một cách trọn vẹn như thế thì nghiệp
chướng tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng, vượt thoát mọi ràng buộc khổ đau và đạt
được niềm an vui giải thoát ngay trong đời sống hiện tại.
                                                                       
(Theo báo Giác Ngộ)
-----
--------
TITLE: NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 05/20/2012 08:52 pm
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:






NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI



Tám tư tuổi mẹ nặng lòng lo



Trách nhiệm oằn vai khổ đủ trò



Bán chợ ngày đêm không trễ nải



Nuôi con khuyết tật chạy vòng vo



Doxin thời chiến niềm đau hận



Thế hệ đời sau nỗi quẩn co



Nước mắt chảy xuôi cam dạ chịu



Đến khi lực cạn rã thành tro



MT
-----
--------
TITLE: THỨC THỜI TỈNH GIÁC
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 05/09/2012 10:17 am
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:
THỨC THỜI TỈNH GIÁC



Cõi khổ Ta Bà muốn chẳng lo

Không tham không luyến diễn đâu trò

Thanh bần mối đạo nào ai bỏ

Tri túc* một đời mấy kẻ vo

Quá khứ buông tay đừng tiếc nuối

Tương lai tuỳ vận chớ quanh co

Vô thường đã hiểu sao phiền não

Ta có được gì cũng rã tro

            MT

(Tri túc* : biết đủ)
-----
--------
TITLE: Mộng!
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 04/23/2012 11:08 pm
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:
                      Mộng

Tuổi xuân có thật đẹp không anh?


Dệt mộng tình yêu tợ chỉ
mành


Trói buộc đời nhau không lối thoát


Thế mà: tóc bạc mộng còn xanh!


                                                                            MT
-----
--------
TITLE: .Tử sinh
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 04/01/2012 08:17 pm
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:
-----
--------
TITLE: SAPA
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 01/06/2012 03:29 pm
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:



Photobucket



SAPA


Quanh  theo triền núi dốc ngoằn ngoèo

Sương phủ  mờgiăng vách tuyết treo

Ngất ngưởng Hàm Rồng chim ríu rít

Lung linh Thác Bạc suối trong veo

Gùi mây Sơn nữ pieu choàng cổ


Gái Thái 
trai Tày  điệu múa eo

Hùng vĩ SaPa lưu dạ khách



Chợ tình êm dịu nghĩa sơn keo

    MT






-----
--------
TITLE: GIẤC MỘNG DÀI
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 12/06/2011 04:17 pm
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:
  GIẤC MỘNG DÀI 

Cuộc sống nguời ơi giấc mộng dài 
Thoạt cuời thoạt khóc nỗi bi ai 
Khi buồm  thuận  gió lòng hoan hỷ 
Lúc ách họa mình dạ đắng cay 
Bạc bể tiền kho ăn riết hết 
Huơng trời sắc nước chóng tàn phai 
Tâm mê bừng tĩnh lìa hư ảo 
Xem đỉnh phù vân mây trắng bay 

CHỈ LÀ ẢO ẢNH

Cuộc đời là một chặng đừong dài
Nghiệp đã vuơng rồi ai giống ai
Áo gấm xênh xang vinh với nhục
Thân quê cục súc đắng cùng cay
Lòng mơ danh vọng lòng thêm rối 
Tình ướm hơi tiền tình dễ phai
Giác ngộ chân như  nên thủ phận
Cho tâm thanh thản tợ mây bay 

                     MT

***************************
-----
--------
TITLE: NGẪM
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 11/29/2011 09:09 am
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:
NGẪM 

Vòng xoay giữa thế những âu lo 

Cố guợng cuời vui diễn lắm trò 

Kẻ tự dối lòng tâm méo mó 

Nguời hay giữ hạnh đạo tròn vo 

Đồng tiền bạc bẽo đi rồi đến 

Cuộc sống thanh nhàn biết khéo co 

Tài trí thông minh ngày bóng xế 

Mồ hoang rã mục cốt thành tro

MT
-----
--------
TITLE: LŨ QUÉT
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 11/15/2011 02:40 am
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:

1)LŨ QUÉT 

Mưa cuồng lũ quét ngập tràn sông
Trắng xoá làng quê trắng ruộng đồng
Bao phận bấp bênh dòng chảy xiết 
Hoa mầu  xơ xác  tất đi đong
Tìm con giọng lạc vào mưa gió 
vọng tiếng bão gầm dội khoảng không
Cửa nát nhà tan thêm đói lạnh
Năm nào cũng thế thật đau lòng

2)KẺ Ở NGƯỜI ĐI... 


Môt mình dạo phố giữa chiều đông

Chút gió se da lạnh cõi lòng

Dĩ vãng quay về bao tiếc nhớ 

Tình xưa đưa đón nỗi chờ mong

Anh đi vì nước niềm ly biệt

Em ở lại nhà dạ ngóng trông

Chiến thắng quê mình tin báo tử 

Kèm thư chưa gửi viết vài dòng.


3)TIỄN ĐÔNG


Ngọn lửa bập bùng sưởi ấm đông

Suơng đêm trừ tịch nao nao  lòng

Vườn Hồng uơm nụ Xuân chờ đón

Thời khắc giao mùa dạ ước mong

Vọng án huơng trầm tâm chạnh xót 

Ở làng quê cũ mẹ ngồi trông

Người vui sum họp ta đơn chiếc 

Bậu bạn vần thơ hoạ mấy dòng


                     MT

-----
--------
TITLE: THOÁT TỤC
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 09/21/2011 03:42 pm
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:


THOÁT TỤC



Ta đi về ở cõi vô thuờng 

Sợ bụi trần ai sẻ lấm vuơng 

Tìm ánh đạo vàng lìa ngũ dục 

Noi guơng hạnh Bụt trải tình thuơng 

Một thiên tạng luật cùng năm tháng 

Ba mảnh huỳnh y khắp bốn phương 

Đạm bạc cháo rau tâm tĩnh  lặng 

Dẫu cho thân xác phũ màu suơng

TẠ TÌNH THƠ

Phổ bút vần thơ đẹp lạ thường 

Phải chăng thi sĩ trót tơ vưong

Bên bờ thuỷ trúc nghe trìu mến 

Dưới ánh trăng vàng gợi  nhớ thuơng

Giai điệu tình ca hoà  ý  nhạc 

Đàn tâm tri kỷ toả muôn phuơng

Đêm thanh cảm hứng cho hồn lặng

Gà gáy canh tàn áo đẫm suơng 

MT
-----
--------
TITLE: Em bé bán vé số
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 09/10/2011 10:02 pm
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:
Trời sanh bất hạnh phải thân nghèo 
Cơ thể tật nguyền thân tóp teo
Sớm chịu mồ côi đêm khóc phận 
Tuổi thơ không  bạn để hò reo

Tíu tít trẻ mừng đón tết thu 
Còn em truớc mặt phủ suơng mù
Chẳng đèn chẳng bánh đi cùng xóm 
 Cổ tích chị Hằng bóng nguyệt lu

Khập khiểng đôi chân buớc thấp cao 
Trưa hè nắng quái mắt tóe hào 
Trên tay vé số còn đầy xấp 
Thân mỏi buớc dồn cất tiếng rao

Uơm niềm hy vọng tới tuơng lai 
Số phận vuơn lên cố miệt mài 
Dẫu biết cuộc đời nhiều trắc trở 
Trong em vẫn đẹp mộng ngày mai 

                            MT
-----
--------
TITLE: ...
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 09/08/2011 04:45 pm
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:
.Trời sanh bất hạnh phải thân nghèo 
Cơ thể tật nguyền thân tóp teo
Sớm chịu mồ côi đêm khóc phận 
Tuổi thơ không  bạn để hò reo

Tíu tít trẻ mừng đón tết thu 
Còn em truớc mặt phủ suơng mù
Chẳng đèn chẳng bánh đi cùng xóm 
 Cổ tích chị Hằng bóng nguyệt lu

Khập khiểng đôi chân buớc thấp cao 
Trưa hè nắng quái mắt tóe hào 
Trên tay vé số còn đầy xấp 
Thân mỏi buớc dồn cất tiếng rao

Uơm niềm hy vọng tới tuơng lai 
Số phận vuơn lên cố miệt mài 
Dẫu biết cuộc đời nhiều trắc trở 
Trong em vẫn đẹp mộng ngày mai 

                            MT

-----
--------
TITLE: LỄ VU LAN
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 08/16/2011 10:34 am
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:Khác,Văn hóa Xã hội
-----
BODY:

http://farm3.anhso.net/upload/20110814/03/o/anhso-032835_DSC057801.jpg
 
       LỄ VU LAN



Vâng lời Phật dạy thiết Vu Lan
Đệ tử thành tâm hướng đạo tràng
Phẫm vật trai nghi ,lòng hỉ hả
Chư Tăng tự tứ ,ý hân hoan
Khấn nguyền phụ mẫu vui trần thế
Cầu đảo cửu huyền vãng lạc bang
Chân lý huyền thâm soi nẻo tối
Chúng sanh ba cõi đặng bình an
                 
HỒI HƯỚNG
Trước án hương trầm khói toả lan
Động tâm bi thiết lệ tuôn tràn
Hồi chuông gỏ nhịp rơi lơ lững
Tiếng kệ cầu kinh khởi hỹ hoan
Cha mẹ còn cho con ý chí
Bảy đời thăng vãng cõi liên bang
Sau là nguyện khắp chung nhân loại
cuộc sống muôn người mãi tịnh an .

TÍCH VU LAN
Giáo huấn Từ Tôn hạnh hiếu lan
Cho nguồn cảm xúc mãi dâng tràn
Công cha núi thái ơn nuôi dưỡng
Nghĩa mẹ suối nguồn khổ nặng mang
Bồ Tát hoá thân gương toả rạng
Đời sau ân đức tiếng còn vang
Đảo huyền cứu rỗi hồn treo ngược
Tích cũ xưa ghi với những hàng .


                            MT
-----
--------
TITLE: SÁT NA SANH TỬ
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 08/03/2011 05:09 am
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:


    


  
SÁT NA SANH TỬ



Một kiếp bao năm cũng chóng tàn


Chỉ nguồn hạnh đức tiếng còn vang


Nuôi tâm khát ái ,tình sao thiếu


Chiêu nghiệp vào thân ,nợ phải mang


Đêm mộng chửa tan , hoa đỉnh núi


Việc ngày chưa hết, ánh trăng vàng


Trả vay nhân quả sanh rồi tữ


Đạo hãy  hồi quy chẳng muộn màng .

                    MT


VÔ THƯỜNG



Bao giờ ta níu được thời gian

Khi ánh tà dương đã nhạt vàng

Đâu thuở hồng nhan xanh mộng thắm

Điểm xuân thanh sắc nét đài trang

Lao đao cuộc sống  nhiều  đau khổ

Tất bật   đời người mãi trái ngang

Tâm vọng lục trần say ảo tưởng

Có chăng  nhắm mắt mới yên nhàn


                              
PHƯỚC :HỮU LẬU&VÔ LẬU :



        Giửa
cuộc sống xã hội , khi nhìn thấy những người có công danh , sự nghiệp
, giàu sang,gặp nhiều may mắn , ước gì được nấy hạnh phúc bên gia
đình cùng vợ (chồng) đẹp con ngoan , anh em thuận thảo một nhà ,ra
ngoài thì mọi người kính nễ ,đi đâu cũng được tiền hô ,hậu ủng , người
đời thường buộc miệng khen : người đó "có phước" quá .Còn có những
người sanh ra đời đã gặp nhiều điều ko may , cơm ko no . áo ko lành
mặc , làm việc gì cũng thất bại rủi ro ,nghèo khó lại hay bệnh tật
triền miên , ko bạn bè , người thân thích , thì người đời chắc lưỡi
than :sao mà họ "vô phước "quá .Tiếng khen , chê cứ theo nhận xét của
người đời vô tư phát ra cữa miệng cũng chỉ mù mờ ko rỏ tại sao mình có
phước hay vô phước , và chỉ biết khi cuộc sống may mắn , hạnh thông thì
mừng , cuộc sống nhiều rủi ro , khốn khó thì buồn và than thân trách
phận mà ko nghĩ làm thế nào đễ có phước . Trong bước đầu học Phật
chúng ta cần nên hiểu thế nào gọi là phước hữu lậu , và phước vô lậu

           *Phước
:
đức độ do tâm lành từ hành động những việc làm thiện của ta tạo nên
như biết chia sẻ giúp người khốn khó về vật chất hoặc tinh thần ,
xoa dịu sự đau khổ ,tạo niềm tin ,sự an vui cho người khác ..vv…

            *Hữu lậu : còn lọt rớt = có nghĩa là còn luân hồi trong vòng sanh tử đễ hưởng phước ở thế gian .
_ Người làm phước với ước mong được hưởng phước về sau, đó là phước hữu lậu.
            *Vô lậu :Ko còn lọt rớt =ko còn luân hồi trong vòng sanh tử còn gọi là giải thoát
            
_ Người xuất gia, xã thân cầu đạo , bố thí cúng dường,
tụng kinh niệm Phật, tư duy thiền quán, làm những việc làm có ích lợi
cho người với tâm từ bi hỷ xả, ko vụ lợi tham lam cũng là một cách tạo
phước , và khi thực hiện hành động tạo phước, không nghĩ rằng mình
đang làm phước, giúp đỡ người khác vì tình thương, do lòng tốt tự
nhiên, với tâm bất vụ lợi, vì người quên mình, đó là phước vô lậu ,
đồng thời cũng là tu sửa chính mình, một lòng cố gắng tu học để tiến dần đến chỗ giác ngộ và giải thoát, vượt khỏi vòng sanh tử luân hồi.
                
Phước hữu lậu là người được hưởng phước báo ở thế gian , cuộc sống
luôn bình an , suông sẻ , giàu sang , công thành danh toại ,gia đình
hạnh phúc an vui ,con thảo cháu hiền , được người đời thương mến
…vv…. Phước hữu lậu giúp cho người gặp nhiều sự may mắn trong xã hội,
tai qua nạn khỏi, nạn lớn hóa nhỏ, nạn nhỏ tiêu tai , giảm nghiệp
báo

                   
Nhưng phần nhiều ở con người khi ta đang thọ hưởng phước báu, vạn sự
như ý mong cầu ,trăm điều thành tựu công danh rạng rở , trí tuệ thông
minh, nhà cao cửa rộng thường ít khi nhìn lại để tự hỏi tại sao mình
có phước như thế? lại có ý ngã mạn , cống cao ,xem thường người ko bằng
mình ,khinh chê kẻ thua kém, cậy rằng do tài năng ta có mới làm nên
việc , sống giửa cõi đời ta đã hơn người nếu ko biết hưởng thụ những
gì ta có thì khác nào kẻ ngu si , từ đó chúng ta trượt dài giửa cuộc
sống đẩy rẫy bon chen, tranh chấp và nhiều thủ đoạn của xã hội mà Phật
dạy chúng ta đó là những điều ác trược của cõi Ta Bà nầy , ta quên
mất đi sự tu tâm dưởng tánh , rèn luyện nhân cách đạo đức của một con
người , tạo nhiều ác nghiệp chồng thêm nghiệp trước kia ,và khi
hưởng hết phước báo lành và ta phải đền trả nghiệp báo dữ đã tạo ra
,phải chịu những thất bại chua cay , nghèo khốn , khổ sở , tán gia
bại sản, thân bại danh liệt,có khi chết chẳng đất chôn thân , cũng
như người xưa thường nói “ hưởng phước bất hưởng tận , hưởng tận sanh
bần cùng “là vậy ,và cứ thế ta lẩn quẩn trong vòng sanh tử luân hồi.
Cho
nên người có trí tuệ thì giửa cuộc sống hằng ngày phải biết tích phước
cho mình ví như chúng ta làm việc, kiếm tiền sinh sống, có dư dả thì
để dành về sau
như tiền tiết kiệm chúng ta dành dụm  đễ phòng khi hữu sự mới đem ra sử dụng
.Cũng như thế ,dù ta ko có phước hay đang thọ phước cũng phải  trau rèn
những điều lành , giúp ích cho mọi người thì mới mong phước đúc tồn tại
, dài lâu nhưng trước tiên khi muốn tạo phước ta phải  chừa bỏ tâm ích
kỷ . sân hận , tranh chấp hơn thua , tâm ngã mạn ,luôn biết " dĩ hòa vi
quý " làm nền tảng cuộc sống .

             
Nói chung dù là phước hữu lậu hay vô lậu, đều có công năng giúp chúng
ta giảm thiểu ác nghiệp ,tiêu trừ quả báo để được tai qua nạn khỏi gặp
nhiều hên may để có cuộc sống bình yên, ít đau khổ, bớt phiền não,để
bớt chướng ngại trên đường đạo và từ đó giúp ta tiến tới chỗ giải
thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
                                                            MT

CẢNH TIÊN





CẢNH TIÊN



Tĩnh mịch thâm sơn cõi lặng yên


Am tranh non vắng đượm hương thiền


Trăm hoa đua nở vương tình bướm


Chim chích tựu về rộn cảnh tiên


Chấp cánh hồn thơ vào nẻo diệu


Bước chân sỏi đá đến đài thiêng


Thiên thai mở lối say lòng khách


Lạc cảnh trần gian ,nét bút nghiêng



MT




             

HƯƠNG QUÊ


Loang khói lam chiều sắc tím vây

Chao nghiêng cánh én lướt theo bầy

Lúa vàng trỉu nặng hương nồng quyện

Điệu lý ươm tình mộng đắp xây

Vắt vẻo lưng trâu buông tiếng sáo

Vi vu triền ruộng ngắm trời mây

Xa quê lữ khách vương niềm nhớ

Ước vọng một ngày trở lại đây.

MT

http://i261.photobucket.com/albums/ii58/nguyenbuuhoang58/6F5F9FB18F3A4AC4B95BBBE4023BA6E0.jpg


XUÂN NHẠT (xướng)
Nắng nhạt ngày xuân nhè nhẹ trôi

Cho chiều nghiêng bóng ngã ven đồi

Ngoài hiên hoa thắm ru hồn mộng

Mái lá giọt buồn vương mắt tôi

Dưới phố vẫn vui người chúc tết

Mình ta độc ẩm rượu mềm môi

Câu thơ vần khuyết trăng chia sẻ

Thi hứng ấm lòng có thế thôi!

   MT
*********************        

          
Đương xuân. Nhân mồng Ba. Ghé thăm và chúc tết đại tỷ bằng một bài hoạ. Kính chúc đại tỷ khương an, tinh tấn. Tiểu đệ Chằn

----------------------------------------------------------------------

XUÂN THIỀN(họa)
Xuân đáo thiền môn tuần tự trôi

Vàng hoa lộng lẫy điểm nương đồi

Niềm vui tái diễn lưu tâm tỷ

Nỗi khổ từ ly nhả bóng tôi

Câu chúc êm đềm âm bến giác

Lời ca rộn rã thoát bờ môi

Loang thềm nhã nhạc trầm hương thoảng

Tiên cảnh bồng lai đến vậy thôi

Shrek

NON THIỀN(tiếp họa )


Thời gian vui tết đã dần trôi

Vẫn ngát hương xuân dậy núi đồi

Cúc biếc xoè tung khoe sắc thắm

Chim rừng bay liệng hót quanh tôi

Mây vờn gió thổi chao nghiêng nắng

Cỏ đọng sương rơi ngậm ướt môi

Hoa nỡ tâm thiền vui ý đạo

Cảnh tiên cõi thế cũng vui thôi
MT

*******************************
PNC &Chằn mến

Hôm nay mùng 4 tết ghé thăm PNC thấy 2 bài thơ xướng và hoạ rất hay,uyển chuyển êm như tiếng nhạc ,TM xin gởi một bài hoạ :





XUÂN NGỘ

(
tiếp họa)

Sương rơi tuyết phủ nhẹ dần trôi

Xuân đến xinh tươi khắp núi đồi

Cõi tục bâng khuâng lòng lữ khách

Màu thiền vương vấn gót chân tôi

Biết bao dấu ái thời son trẻ

Còn lắm phong trần nhạt sắc môi

Sự nghiệp thân danh nào bám níu

Chỉ còn giác ngộ một đường thôi./.



TM(6/2/11)
Y ĐỀ (tiếp họa )



Cuộc đời mấy chốc thoáng mây trôi

Lánh tục nương am giữa núi đồi

Sớm ngắm vầng dương treo ngọn trúc

Đêm chờ ánh nguyệt phổ thơ tôi

Hồi chuông thanh thản say mùi đạo

Tiếng kệ bổng trầm thoát trước môi

Non tịnh ẩn tu vui bái Phật

Vuông tròn hạnh quả sẽ về thôi .


MT

*******************

NGÀY TRÔI
(tiếp họa)

Xuân đến rồi đi ,ngày nhẹ trôi,

Miền xuôi mơ thấy bóng lưng đồi.

Chiều buông  in dấu  nâu sồng bạn,

Đêm rớt  vương đời  tục lụy tôi.

Mai nở cho nồng lên ánh mắt,

Đào khoe để thắm chút làn môi.

Chẳng qua cũng chỉ là sắc tướng.

Có có không không biết thế thôi!


Út xe ôm


CAO NGUYÊN PHỐ NÚI (tiếp họa)



Mây trời một dải nhẹ nhàng trôi
Xanh mướt ngàn thông  tới ngọn đồi

Hoa cỏ lung linh vờn cánh  bướm

Lá vàng rộn rả  bước chân tôi

Xuyên trong rừng thẳm chiều phai nắng

Ngắt nụ chè non vị chát môi

Phong cảnh hữu tình đi mãi nhớ

Cao nguyên Phố núi đẹp mê thôi


MT




**********************************************************************************************************
-----
--------
TITLE: VUI XUÂN CON MÈO


http://i261.photobucket.com/albums/ii58/nguyenbuuhoang58/004.gif



VUI XUÂN CON MÈO




Mừng xuân chào đón chú Mèo con


Hát bản tình ca bước nhịp dòn


Khánh chúc người dân tràn hạnh phúc


Phỉ nguyền cuộc sống hết lon xon


Trai lành xứng ý công danh đạt


Gái tốt bền duyên giai ngẫu tròn


Đất nước phồn vinh đầy thắng lợi


Danh tài lưu sữ bút ghi son .


MT
                   

-----



(Thơ vui )

ĐÓN TÊT NĂM MÈO

Xuân tiễn Dần đi để đón Mèo

Chưa chi bồ nhí đã làm reo
Đôi khuyên diện đẹp cho quên khổ !

Lầu gác sửa sang khỏi thấy nghèo

Áo tết con thơ quà  biếu xén


Trong nhà trăm thứ vợ mè nheo!

Tiền lương cộng thưởng như hơi bốc

Ruột rối bòng bong bởi thích đèo

         MT

-----
--------
TITLE: thơi gian
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 01/19/2011 09:31 pm
STATUS: draft
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:
TAG:
-----
BODY:


-----
--------
TITLE: Những hình ảnh độc đáo về băng Mẫu Sơn
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 01/13/2011 07:12 pm
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:
TAG:
-----
BODY:

Những hình ảnh độc đáo về băng Mẫu Sơn







Bám trên những lá cây, ngọn cỏ, tỏa thành chùm trong suốt như pha lê
là hình ảnh đẹp mắt về băng tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn cao hơn 1.000 m khi
giá lạnh xuống xấp xỉ -4 độ C sáng 12/1.


Đường lên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) băng phủ trắng hai bên.
Sớm qua nhiệt độ tại Mẫu Sơn thấp kỷ lục -4 độ C, băng phủ trắng xóa từ đỉnh xuống dưới 5 km.
Băng đóng trên những ngọn cỏ kỳ ảo.
Bao bọc cánh hoa thành hai màu đỏ trắng.
Dọc theo những cành cây trụi lá.
Như thạch nhũ trong động nhỏ xuống.
Tạo hình trên cánh hoa.
-----
--------
TITLE: MT xướng họa cùng bạn !
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 01/05/2011 11:41 am
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Xướng & họa thơ .
TAG:Giải trí,Khác
-----
BODY:
TỰ  TRÀO (xướng )



Sáu mươi vội đến đấy rồi sao?

Mới đấy tàn nhanh được những nào?

Giấc bướm chưa tan cười muốn khóc

Nồi kê đã khét nhột nên đau

Trắng tay chả ngán quân gian tặc

Trọc tóc không lo lũ chấu cào

Sinh bất phùng thời nên giũ sạch

Sáu mươi vội đến đấy rồi sao?

             Phan Trần

______________________________



NGOẢNH LẠI !   (họa )



Ừ nhỉ ! lục tuần mau thế sao?

Đếm tay ta có được gì nào ?

Xuân xanh mấy chốc vương đầu bạc

Một chặn đường dài thắm nỗi đau

Sự nghiệp quan to còn vướng mắc

Gia môn con dại phải bươn cào

Trời sinh duyên nghiệp thôi đành chịu

Ừ nhỉ ! lục tuần mau thế sao?

                                  MT
TỰ CHÀO

Chuyện nhỏ có chi mà hỏi sao!

Sáu mươi bước đến mới hôm nào?

Bâng khuâng ngó lại lòng hơi chạnh,

Bỡ ngỡ nhìn qua dạ muốn đau,

Ngẫm thấy nỗi đời nhiều chặt chém,

Nghĩ thêm thân phận lắm bươi cào.

Thế thời phải thế đừng than vãn,

Tóc muối tiêu rồi tay trắng sao!

Út xe ôm

ĐÀNH THÔI



Thời gian vùn vụt biết làm sao!

Chẳng đợi chờ ai tự thuở nào

Nhanh chậm mong chờ thêm ruột nóng

Buồn vui nghĩ ngợi lại lòng đau

Thời cơ vuột mất thôi tìm kiếm

Phận số còn đây mãi bới cào

Hẹn ước không thành xin hãy mặc

Thời gian vùn vụt biết làm sao!

DuyQuoc

NGẪM



Định luật vô thường nghĩ lạ sao!

Sanh rồi già chết có gì nào?

Công danh phú quý  còn hay mất

Ảo ảnh phù hoa đắm mãi đau

Nợ thế đã vay đời phải trả

Nuôi thân ăn mặc sống lo cào

Làm người một kiếp đa ai oán

Định luật vô thường nghĩ lạ sao!


                                    MT

                     NGHĨ

Bao lần tự hỏi bởi vì sao!

Đạo nghĩa răng không giống buổi nào

Có phải đường tình gây nỗi oán

Hay vì ai đó tạo niềm đau

Người đời sao nỡ gieo câu móc

Kẻ tốt nên chăng thọt tiếng cào

Day dứt trong lòng hoài chẳng hết

Bao lần tự hỏi bởi vì sao!


                 DuyQuoc

                   THÌ SAO?



Hay nhỉ! Lục Tuần thì đã sao?

Đời vui, xuân tửu vẫn tuôn trào!

Tóc nhuộm, há sợ chi đầu bạc

Đường dài, tri kỷ vẫn cùng nhau.

Sự nghiệp, nghiệp ta còn gánh vác

Cơ đồ gây dựng chí còn cao

So với Ông Bành còn trẻ quá

Lục tuần, tam, tứ...(*) khác gì đâu?



                        Sinhtri

        PHẦN SỐ TRỜI ĐỊNH


Ngẫm lại chuyện đời biết nói sao !


Phần riêng thiên định giống đâu nào

Ngỡ ngàng duyên phận ôm lòng hận

Truân chuyên kiếp số  khóc nỗi đau

Mơ được  vàng kho trông mỏi mắt

Hoạnh thu ruộng lúa  phải cầm cào

Thong dong thân xác nhờ tri túc *

Xin tỏ đôi lời bạn thấy sao ?


              MT

(*Tri túc = biết đủ )



                     TỰ HỎI
 
Đến tuổi lục tuần chẳng biết sao?

Hỏi còn minh mẫn giống hôm nào?

Thuận chồng hoà vợ môi chưa lạnh

Trái gió trở trời lưng có đau

Quá chục xuân sau nhìn đoán ốc

Hơn mười năm nữa nói mò cào

Bởi vì chưa đến nên chưa tỏ

Đến đó rồi hay chứ biết sao?


                   DuyQuoc
_________________________________________________
          

   THẬT TÂM



Đã bảo ăn chơi sợ tốn sao?


Năm thì mười họa chứ thường nào

Lâu lâu bác ấy lên thành phố

Thỉnh thoảng Quyền đây tiếp mấy hào

Cứ nghĩ lá rừng rơi chẳng hết

Hãy xem nguồn nươc múc không hao

Tiền tài ai cũng làm ra nó

Tình nghĩa kim bằng mua được sao?


                             DuyQuoc


                  CHÂN TÌNH



Nghe lời Quyền nói thật vui sao !


Thăm bạn đi ngay chớ ngại nào

Lỉnh kỉnh gà tơ vò rượu nếp

Đùm đề cặp vịt một bao hào

Vợ nhà chẳng nệ lo không thiếu

Mấy thủơ gặp nhau kệ tốn hao

Tiền bạc có đâu mua được nghĩa

Chân tình bằng hữu dễ tìm sao ?


                         MT

                      TIẾNG MỜI



Lời chào mâm cổ sánh bằng sao?

Câu nói người xưa tự thuở nào

Nước lã đôi khi thành rượu gạo

Sâm banh lắm lúc hóa vôi hào

So đo một tiếng mời e tốn

Tính toán hai lời gọi sợ hao

Bạn đến không nghênh rồi chẳng đón

Thâm tình như thế nỡ lòng sao?


                        DuyQuoc

               PHÂN BIỆT



Thâm tình như thế nỡ lòng sao?


Phụ nghĩa đan tâm tự lúc nào?

Khi trước song đôi vui khắn khít

Bây giờ hai ngã chẳng tơ hào

Bởi ta  thất thế  nên e ngại

Còn kẻ gặp thời sợ tốn hao

Trọng phú khi bần thêm xót dạ

Phúc phần thử hỏi mãi bền sao ?


                            MT









-----
--------
TITLE: Phụ Nữ hiện đại
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 12/04/2010 07:30 pm
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:
-----
BODY:


Photobucket
-----
--------
TITLE: Xướng họa vần ai
AUTHOR: TN Nguyên Bửu
DATE: 11/24/2010 06:28 pm
STATUS: publish
ALLOW COMMENTS: 0
CATEGORY:Thơ
TAG:Khác,Văn hóa Xã hội
-----
BODY:
NGÁN THƠ

Tập tễnh thơ đường viết dở, dai
Múa rìu ! hẳn ngại bậc anh tài
Luật niêm chẳng rõ đôi câu vụng
Đối họa chưa tường mấy ý sai
Lắm lúc chơi văn trê lộn cóc
Bao lần giỡn chữ mễn lầm nai
Mong sao được gặp người tri thức
Giúp kẻ quê này nối bút ai
              TM
CHO XIN ĐI THI HỮU TM ƠI !

Bài thơ muốn hoạ mãi dằng dai
Tự thẹn mình đây nỗi bất tài
Ý tứ gieo vần nghe chẳng lọt
Văn từ niêm luật hãy còn sai
Thệ Minh phun cóc lâng lâng ngọc
Phố Núi giật mình ngơ ngác nai
Thi hữu tao đàn lưu nét bút
Rồng bay phượng múa học chi ai .
               MT(11/11)

Cám ơn PNC(MT) đã tiếp TM với bài họa rất hay ,nhất là 2 câu luận :
Thệ Minh phun cóc lâng lâng ngọc
Phố Núi giật mình ngơ ngác nai
@ Hương Trâm bạn thơ của TM có xem qua 2 bài xướng họa và cũng góp họa  cho zui .Chúc PNC nhiều niềm zui , sáng tác thêm hay

DỞ CÒN DAI

Đã dở còn thêm tật nói dai
Vẫn không hay biết ngỡ mình tài
Trong gà hóa cuốc khoe khoang: tếu
Gặp tớ tưởng thầy khoác lác: sai
Mấy thuở băng rừng xem vuốt cọp!
Bao lần vượt suối thấy chân nai
Vậy mà lý sự oang oang tiếng
Chắc nghĩ nơi này chẳng có ai

Hương Trâm(12/11/10)

QUÂN TỬ

Quân tử trên đời ít giận dai
Thường hay tôn kính bật anh tài
Bình tâm tĩnh trí thích can thiệp
Thẳng mặt ngay lòng biết sửa sai
Đi đứng hiên ngang nào phỉnh báo
Nói năng thành thật chẳng lừa nai
Ra tay nghĩa hiệp thương người yếu
Độ lượng ôn hòa mấy hại Ai

13/11/10
DUYQUOC


ĐÁNG NỂ

Đáng nể Quốc Quyền sức dẻo dai
Khoa tay phóng bút thật kỳ tài
Ngôn từ hoà nhịp ô hay : giỏi
Câu cú xuống vần khó thể :sai
Khí phách oai hùng tuồng mãnh hổ
Mấy khi  ngơ ngác tợ hươu nai
Một thiên đóng tập không rao bán
Kỷ niệm thân tình tặng những ai ...?
                 PNC 13/11/10

QUÁ KHEN…!

Thơ em vừa dở lại vừa dai
Có đáng gì đâu chị bảo tài
Câu chữ vụng về niêm chả đúng
Lời văn lạt lẽo luật thì sai
Ngu ngơ xếp vận Y chan thỏ
Lớ ngớ gieo từ giống hệt nai
Thích thú Đường thi nên cố gắng
Làm hoài học mãi chẳng bằng ai

13/11/10
DUYQUOC

(Còn chút thi hứng , TM xin tiếp)
CHO LÒNG THANH THẢN

Đường thơ đi mãi sức bền dai
Chẳng thích hư danh, chỉ mến tài
Việc nghĩa không quên, không thể bỏ
Điều nhân vẫn nhớ , nhớ nào sai
Ve ngân nức nở bên cành phượng
Lá rụng u hoài theo dấu nai
Nguồn cảm tuôn tràn qua nét bút
Cho lòng thanh thản bớt bi ai.

TM(14/11/10  

   
ƯỚC GÌ !
Ước gì cảm hứng cứ bền dai
Cho thoả lòng thơ bậc trí tài
Phố Núi thực hành  niêm luật rối
Thi nhân hướng dẫn biết đường sai
Trường đời chắc đã đâu vừa lối
Thị viện vào đây cứ tợ nai
Trí sáng học thầy hơn học bạn
Cho mình thử sức kẻo thua ai !
            PNC
MƠ ƯỚC TUỔI GIÀ

Mong sao sức khỏe mãi còn dai
Cuộc sống vui tươi phước lộc tài
Sáng sáng yên bình nhìn cảnh trí
Chiều chiều thong thả ngắm bon sai
Tìm cây vạn tuế nâng hình phượng
Chọn nhánh hồng đào tạo dáng nai
Thanh tịnh trong lòng tâm sáng láng
Ít nhiều vơi bớt nỗi trần ai

14/11/10
DUYQUOC



Vẫn còn cảm hứng một vần ai
không lẽ trang thơ cứ vịnh hoài
Đã rõ anh tài thi viện net
Nên ko nói nữa kẻo hoá  dai
hiiiiiiiiiii.........

                                  MT

-----